Nguyên Nhân Và Biện Pháp Phòng Tránh Bệnh Eds Trên Gà

Bệnh EDS thường gặp ở gà

Bệnh EDS trên gà (Egg Drop Syndrome) là một hội chứng giảm đẻ thường gặp ở gà mái làm giảm số lượng trứng rất nhanh, hình dạng và màu sắc bị biến đổi khiến chất lượng kém hơn so với bình thường. Điều này làm giảm năng suất và gây thiệt hại về kinh tế cho nhiều người chăn nuôi. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân cũng như cách chữa trị của bệnh này, hãy cùng nhà cái I9BET theo dõi bài viết dưới đây.

Những điều cần biết khi gà mắc hội chứng giảm đẻ

Bệnh EDS trên gà là một loại bệnh thường thấy trong gia cầm tác động xấu đến năng suất dẫn đến gà không đạt được đỉnh cao sinh sản. Việc chăn nuôi trong cùng một khu vực dẫn đến sự lan truyền mầm bệnh làm cho hình dạng trứng không nguyên vẹn, chỉ có vỏ lụa hay vỏ canxi mỏng hoặc mất màu vỏ trứng. Vì vậy, để giảm thiểu số lượng mắc bệnh bạn nên trang bị những thông tin cần thiết cho mình.

Bệnh EDS thường gặp ở gà
Bệnh EDS thường gặp ở gà

Nguyên nhân chính gây ra bệnh EDS trên gà

Virus Adenovirus là nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh EDS (Egg Drop Syndrome). Đây là một loại virus có ADN nhân đôi, thường tấn công đến gia cầm, đặc biệt là gà, tác động đến khả năng sinh sản dẫn đến năng suất và chất lượng trứng không đạt chất lượng tốt. 

Bệnh thường xuất hiện rõ rệt ở gà đẻ thương phẩm và gà giống giai đoạn từ 26 đến 36 tuần tuổi. Virus này có khả năng lây qua nhiều đường khác nhau nên việc kiểm soát và phòng tránh càng trở nên khó khăn.

Nguyên nhân chính gây ra bệnh EDS trên gà 
Nguyên nhân chính gây ra bệnh EDS trên gà 

Những chú gà nuôi trong chuồng lồng sẽ có sự lân lan chậm hơn so với kiểu nuôi sàn, dưới đây là 2 con đường chính lây truyền bệnh EDS trên gà:

  • Lây truyền ngang: Con đường gần nhất dẫn đến việc gà khỏe lây gà bệnh thông qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi (máng ăn, máng uống,…) hoặc chất thải.
  • Lây truyền dọc: Chủ yếu là truyền từ bố mẹ sang đàn con thông qua trứng đã bị nhiễm bệnh hoặc quá trình nuôi dưỡng gà non.
Bài viết liên quan  Tiết Lộ Cách Chọn Gà Chọi Đá Hay - Đánh Đâu Thắng Đó

Dấu hiệu nhận biết khi mắc bệnh

Bệnh EDS trên gà thường không thể hiện quá rõ bên ngoài nhưng người nuôi có thể nhận biết thông qua trứng. Hãy tìm hiểu và nắm rõ các dấu hiệu cần thiết để thực các biện pháp điều trị phù hợp.

  • Năng suất trứng giảm: Đây là một trong những triệu chứng rõ nhất của bệnh EDS. Gà giảm đẻ có thể chỉ trong một thời gian ngắn hoặc trong một thời gian dài (4 – 10 tuần) và sẽ giảm khoảng 40% số lượng.
  • Vỏ trứng biến dạng: khi bệnh EDS trên gà xảy ra, trứng sẽ bị mất sắc tố, rất nhanh sau đó sẽ chỉ có vỏ lụa hoặc vỏ canxi mỏng và không có hình dạng ổn định. Vì vậy, chúng sẽ không đạt được chất bởi khi chạm vào bị mềm, mỏng và rất dễ vỡ.
  • Trứng không phát triển toàn diện: Một số giống gà khi bị nhiễm bệnh vẫn có trứng non trong bụng nhưng không có lòng trắng hoặc lòng đỏ bên trong nên không thể phát triển được.
  • Lòng trắng trứng bị loãng: Khi xuất hiện bệnh EDS trên gà, lòng trắng của trứng thường không đặc nên không thể liên kết được với lòng đỏ.
  • Các triệu chứng khác: Những chú gà sẽ có dấu hiệu giảm ăn hoặc bỏ ăn trong một thời gian dài. Tuy nhiên, triệu chứng này thường không rõ ràng nên người chăn nuôi rất khó để nhận biết.
Những triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh EDS
Những triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh EDS

Phòng tránh bệnh EDS trên gà

Hiện nay, hội chứng bệnh giảm đẻ ở gà chưa có phương pháp điều trị đặc hiệu. Vì vậy, những người chăn nuôi cần biết và thực hiện tốt các biện pháp phòng tránh để đạt hiệu quả tốt trong việc ngăn chặn bệnh.

  • Tiêm vacxin: Trong giai đoạn gà 15 đến 16 tuần tuổi, cách phòng bệnh tốt nhất là tiêm phòng. Một số vacxin trên thị trường như: Nobivac phòng 4 bệnh của Hà Lan, Talovac phòng 4 bệnh của Đức, OVO4 của Pháp, evac của Canada đều là loại vô hoạt nhũ dầu phổ biến và nên tiêm mỗi gà liều 0,5 ml vào dưới ga gáy cổ.
  • Chọn gà giống: Bệnh EDS trên gà thường lây qua trứng nên phải chọn gà giống từ các cơ sở chất lượng, không bị nhiễm virus. Gà con nên chọn từ những đàn được tiêm phòng cẩn thận và phải đảm bảo vệ sinh phòng bệnh trong quá trình tiêm phòng.
  • Giữ vệ sinh sạch sẽ: Thường xuyên chùi rửa, sát trùng máng ăn, uống đến tránh mầm bệnh sinh nở và lây lan. Phải phun các loại thuốc diệt khuẩn và sát trùng theo định kỳ 2 lần/tuần bằng Povidine 10% liều 10ml/3 lít nước để virus trong môi trường xung quanh bị tiêu diệt.
  • Cách ly gà nhiễm bệnh: Bệnh EDS trên gà là một loại bệnh lây lan nên khi phát hiện dấu hiệu nhiễm bệnh bạn cần tách khỏi chuồng để đề phòng virus truyền từ gà bệnh sang gà khỏe.
  • Thức ăn, đồ uống: Thức ăn và nước uống phải đảm bảo sạch sẽ, dinh dưỡng, phù hợp với từng độ tuổi. Bên cạnh đó, phải định kỳ bổ sung vitamin, chất khoáng, điện giải nhằm tăng sức đề kháng giúp vật nuôi chống lại những thay đổi của môi trường và thời tiết.
Bài viết liên quan  GIẢI THÍCH VỀ HIỆN TƯỢNG MƠ NHIỀU GIẤC MƠ TRONG MỘT ĐÊM

Kết luận

Bài viết trên đây là những thông tin về nguyên nhân và biện pháp phòng tránh bệnh EDS trên gà mà chúng tôi đã cập nhật cho bà con. Hy vọng sau khi xem xong bạn sẽ nắm rõ dấu hiệu và nhận biết để điều trị kịp thời điều trị căn bệnh này.

 

This site uses cookies to offer you a better browsing experience. By browsing this website, you agree to our use of cookies.